1. Chọn nhà thầu có kinh nghiệm và trình độ
Hầu hết các chủ nhà thường hỏi người quen thân, nhờ giới thiệu các nhà thầu nhận xây nhà mà người thân quen từng thuê. Ngoài ra, chủ nhà còn có thể nhờ vào các mối quan hệ khác, nhờ chuyên gia xây dựng tư vấn để chọn được nhà thầu tốt.
Nhà thầu tốt là nhà thầu chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế tại công trường với đội ngũ chỉ huy công trình giỏi, có tinh thần trách nhiệm cùng đội thợ có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đơn vị nhận xây nhà cần có thiết bị thi công đầy đủ, trực tiếp thi công, giá cả hợp lý, an toàn lao động, thi công đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hạn chế các chi phí phát sinh.
Chọn nhà thầu xây dựng có trình độ tay nghề để đảm bảo chất lượng của ngôi nhà
2. Tiêu chí thời gian
Chủ nhà cần thỏa thuận với nhà thầu về tiến độ thi công từng hạng mục công việc cụ thể và quy định rõ ràng trong hợp đồng, nếu đơn vị nhận xây nhà không đảm bảo đúng tiến độ thì sẽ trừ bao nhiêu phần trăm.
Căn cứ vào bảng tiến độ này, chủ nhà sẽ kiểm tra, đôn đốc công việc và quyết toán với nhà thầu về các hạng mục công việc thực hiện. Thông thường, với dạng nhà phố đơn giản, thi công thuận lợi thì thi công trong 5 tháng. Với những công trình đòi hỏi sự cầu kỳ hơn hoặc như biệt thự thì có thể kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn.
Thời gian thi công là một yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn nhà thầu xây dựng
3. Chú ý tiêu chí giá cả
Hiện nay, khi thuê nhà thầu xây dựng nhà ở thường có 2 hình thức nhận thầu với 2 mức giá khác nhau.
– Chủ nhà lo vật liệu, nhà thầu thi công: Đơn vị nhận xây nhà sẽ lo các phần thi công xây dựng nhà phần thô, hoàn thiện (không bao gồm đóng cọc móc, điện nước, nội thất). Chi phí cho những phần việc này sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Để có mức giá sát thị trường, chủ nhà nên tham khảo từ các kiến trúc sư tại thời điểm xây dựng.
– Hình thức khoán trắng: Nhà thầu sẽ lo toàn bộ vật liệu xây dựng và thi công. Khi làm hợp đồng, chủ nhà cần nêu các tiêu chí về vật liệu xây dựng như mức giá, chủng loại, xuất xứ, nhãn hiệu, chất lượng, mức sử dụng… Hợp đồng càng chi tiết thì việc quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và đơn vị nhận xây nhà càng thuận lợi và dễ dàng.
Giá cả của từng nhà thầu là nhân tố quan trọng khi chọn nhà thầu xây dựng
4. Không chọn nhà thầu có giá thấp
Bạn không nên chọn nhà thầu có giá thấp vì họ sẽ dễ không đảm bảo chất lượng, bày vẽ phát sinh để kiệm lợi nhuận. Hoặc họ sẽ làm việc cầm chừng, kéo dài tiến độ thi công và có thể bỏ ngang công trình bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, một số đơn vị nhận xây nhà bỏ giá thấp để khách hàng thấy lợi và lựa chọn. Tuy nhiên, họ lại chọn vật liệu kém chất lượng để bù vào phần chênh lệch, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
5. Các lưu ý khác
Bên cạnh đó, trong hợp đồng với nhà thầu, ngoài các điều khoản cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản, bao gồm: Quy định An toàn lao động và bảo hiểm, Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương, Hình thức và thời hạn thanh toán (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình) và điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có), điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây.