Chống thấm mạch ngừng là gì? Cách thi công thế nào?

  • Ngày đăng: 12/05/2021
  • Lượt xem: 413

1. Khái niệm mạch ngừng trong thi công

Hiện tượng mạch ngừng trong thi công là hiện tượng gián đoạn quá trình bê tông được đổ, làm giảm sự kết nối thủy hóa trong các lớp bê tông xi măng, dẫn đến giảm liên kết của các mảng bê tông. 

1.1 Các lý do gây ra hiện tượng mạch ngừng trong thi công

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, ta gặp rất nhiều những khó khăn gây gián đoạn quá trình đổ bê tông, có thể do yếu tố kỹ thuật thi kết cấu công trình quá lớn hay do yếu tố khách quan như sự bất lợi của thời tiết, sự thiếu hụt nhân lực… Những nguyên nhân trên làm chúng ta khó có thể thi công liền khối và chính điều này gây ra hiện tượng mạch ngừng trong thi công

1.2 Tác nhân gây ra hiện tượng thấm thông mạch ngừng 

Với các kiến trúc có tính đặc thù như bể chứa, tầng hầm, hiện tượng thấm bằng đường mạch ngừng diễn ra rất phổ biến. Các tác nhân hay gặp nhất là do:

Bề mặt lớp bê tông có các lỗ gây hiện tượng rỗ
Khe có thể co hay giãn
Các mạch dừng hình thành của công trình có chất lượng không tốt

1.3 Tầm quan trọng của việc thực hiện chống thấm qua mạch ngừng trong xây dựng

Thấm mạch ngừng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kiến trúc, làm tổn thất thời gian của các chủ đầu tư xây dựng. Vấn đề thi công trong chống thấm ở mạch ngừng là quá trình phức tạp và kết hợp nhiều cách song song, và là điều đáng quan tâm khi thi công trong xây dựng

Từ nhu cầu cao của thị trường, công ty TNHH xây dựng chống thấm Bách Khoa đã ra đời và tổ chức thi công chống thấm mạch ngừng cho các công ty xây dựng. Công ty cung cấp công tác thi công chống thấm mạch ngừng chuyên nghiệp và hiệu quả

2. Quy trình thi công cách chống thấm qua mạch ngừng lúc chưa xây dựng

Mỗi công trình xây dựng có một bản vẽ được thiết kế riêng, mỗi bản vẽ sẽ thích hợp với mỗi phương pháp chống thấm mạch ngừng khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có mỗi nguyên vật liệu trong chống thấm riêng thích hợp với loại thấm mạch ngừng đó, bao gồm các bước cơ bản sau:

2.1 Set-up trước thi công

Chuẩn bị trước thi công bao gồm các công việc:

Dọn dẹp và tháo gỡ các vật chướng ngại như Gỗ, xà bẩn, nước đọng,..
Không dùng xi măng để sửa các lỗ trên bề mặt bê tông
Cắt các thép vụ ở sàn để đảm bảo chiều sâu cách lớp bê tông ít nhất 2cm 
Định vị các vị trí của đường ống thoát nước và các loại hộp chứa kỹ thuật

2.2 Nghiên cứu và kiểm tra xem bản vẽ về thiết kế công trình đã phù hợp

Đọc và nghiên cứu bản vẽ giúp ta chọn phương pháp thi công phù hợp

2.3 Lựa chọn nguyên vật liệu trong chống thấm ở mạch ngừng

Cách lựa chọn vật liệu chống thấm ở mạch ngừng phù thuộc nhiều vào kĩ thuật xây dựng thi công, các loại hay dùng cho hiệu quả cao như:

Băng trương nơ
Xi măng với một số loại keo dính
Các băng cản nước

2.4 Bắt đầu thi công công tác chống thấm qua mạch ngừng

Bắt đầu thi công công tác chống thấm qua mạch ngừng

Các phương án thi công chấm thấm mạch ngừng hay được sử dụng như:

Đặt ở mạch dừng tấm thép 3nm: 

Đây là phương án ra đời lâu nhất từ Liên Xô và hiện tại ít được sử dụng nhất do chưa có cơ sở khoa học cụ thể

Thi công bằng bê tông hòa nước

Cách lấy xi măng pha nước và tưới lên khớp nối của bê tông khi đổ, từ đó giúp bê tông hạn chế được hiện tượng bọng rỗ chân mạch

Thi công với vật liệu băng trương nở:

Băng quấn thanh trương nở sẽ được đặt ngay lên lớp keo, sau đó ta vừa bơm vừa sử dụng lực tay ấn đều, đưa theo chiều dài mạch của nó. Cuối cùng, ta bóc lớp keo chống dính ở phần phía sau và keo sẽ khô khô trong 24h

Thi công với vật liệu băng cản nước: 

Các băng cản nước sẽ được đặt ở chính giữa ở các lớp trong cấu kiện thép, một nữa sẽ nằm trong lớp xi măng đang thi công, một nửa sẽ nằm trong lớp xi măng tiếp theo sẽ thi công

Thi công bằng xi măng trộn với các loại keo

Phương pháp này được đánh giá cho hiệu quả cao khi dùng trong công tác sửa nhứng loại bề mặt bê tông hay các loại thấm mạch dừng trực tiếp có thể tiếp cận dễ dàng như bê tông sàn, đầu trụ…

3. Quy trình thi công chống thấm mạch ngừng sau khi xây xong

Phương pháp thi công chống thấm mạch ngừng sau khi công trình đã xây dựng xong. Phương pháp này được tiến hành như sau:

3.1 Tiến hành đánh giá khảo sát công trình

Kiểm tra từng các vị trí và mức độ bị thấm của mạch ngừng bê tông
Vệ sinh rãnh đục thật sạch 

3.2 Tìm vị trí và cố định vị trí thấm

Tiến hành đục rãnh với độ sâu từ 4 – 6 cm theo đường thấm mạch ngừng.

3.3 Thi công chống thấm mạch ngừng 

Thi công chống thấm mạch ngừng 

Lựa chọn phương pháp thi công với các vật liệu chống thấm phù hợp

Đối tác - Khách hàng

Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ RENET Thiết kế và phát triển bởi Tâm Phát

Top
0944303640